• Đăng nhập
    • Đăng ký
...  

TỪ MIẾU THỜ CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG ĐẾN CHÙA LONG PHƯỚC

Miếu thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng do nhân dân các phường An Định Nha, An Hướng và Phương Xuân lập để thờ phụng và ghi nhớ ân đức của người. Đến năm 1824, vua Minh Mạng không cho dân thờ phụng, nên đã cho đổi thành chùa Long Phước. Miếu thờ Nguyễn Hoàng - Chùa Long Phước nằm ở ven chân của một quả đồi, phía nam cánh đồng Trạng, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 2km về phía bắc. Ngày nay, di tích này đã bị hoang phế, cây cối mọc um tùm, dấu vết còn lại trên nền đất là những đoạn tường thành được xếp bằng đá, những viên đá táng chân cột và mảnh vỡ của gạch ngói. Tuy vậy, trong tâm thức của người dân địa phương vẫn còn hằn in về một công trình kiến trúc tương đối quy mô được dựng lên trên xứ Cồn Tiên/ Bái Trời/ Bái Ân một thời.
...  

MIẾU THỜ THẦN NGƯỜI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ - NHỮNG DI SẢN QUÝ GIÁ CẦN TRÂN TRỌNG GIỮ GÌN

Miếu thờ thần của người Việt trên vùng đất Quảng Trị là một dạng di sản văn hóa quý giá mà các lớp tiền nhân qua bao thế hệ đã trao truyền cho đến ngày nay, đây những công trình kiến trúc được xây cất để làm nơi thờ phụng các vị thần linh - là trú sở chính của các vị thần được cộng đồng nhân dân làng xã tôn vinh và cũng chính là nơi người dân thực hiện những nghi thức tế lễ liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng định kỳ của làng xã. Mỗi ngôi miếu thường thờ một vị thần có thể là nhân thần hoặc nhiên thần, nhưng cũng có những ngôi miếu thờ hai hoặc nhiều vị thần theo cách “hiệp tự” và kèm theo nó là những nghi thức thờ phụng, tế lễ. Vì thế, quy mô kiến trúc của miếu cũng tuỳ thuộc vào tính chất, số lượng vị thần được thờ và cả những nếp sinh hoạt tín ngưỡng của người dân ở các làng xã.
...  

TỪ MỘT TẤM BIA ĐÁ - LẦN TÌM VỀ THÂN THẾ VÀ HÀNH TRẠNG CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ

Trong một chuyến công tác về cơ sở, chúng tôi có dịp được tiếp cận một ngôi mộ cổ ở xứ Cồn Tràm thuộc địa phận làng Hà Tây (xã Triệu An, huyện Triệu Phong). Trải qua thời gian, hiện trạng của ngôi lăng mộ đã bị hư hại gần như toàn bộ, chỉ còn lại một đoạn tường bao ở phía hậu đầu, nấm mộ ở giữa và hai nhà bia phía trước. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế các dấu vết còn lại, kết hợp với việc khai thác thông tin của các bậc cao niên trong làng đồng thời so sánh với nhiều ngôi mộ cổ khác có cùng niên đại cũng có thể ước định và đưa ra được thông số tương đối về kích thước cũng như quy mô của ngôi mộ này.
...  

TỪ MIẾU THỜ CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG ĐẾN CHÙA LONG PHƯỚC

Miếu thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng do nhân dân các phường An Định Nha, An Hướng và Phương Xuân lập để thờ phụng và ghi nhớ ân đức của người. Đến năm 1824, vua Minh Mạng không cho dân thờ phụng, nên đã cho đổi thành chùa Long Phước. Miếu thờ Nguyễn Hoàng - Chùa Long Phước nằm ở ven chân của một quả đồi, phía nam cánh đồng Trạng, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 2km về phía bắc. Ngày nay, di tích này đã bị hoang phế, cây cối mọc um tùm, dấu vết còn lại trên nền đất là những đoạn tường thành được xếp bằng đá, những viên đá táng chân cột và mảnh vỡ của gạch ngói. Tuy vậy, trong tâm thức của người dân địa phương vẫn còn hằn in về một công trình kiến trúc tương đối quy mô được dựng lên trên xứ Cồn Tiên/ Bái Trời/ Bái Ân một thời.
Top